Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư phần mềm quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, việc đầu tư phần mềm quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp. Chủ yếu các doanh nghiệp có quy mô lớn nhận thức được rõ vài trò và lợi thế cạnh tranh khi ứng dụng phần mềm vào quản lý trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay. Tuy nhiên ở Việt Nam thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 95% trên tổng số doanh nghiệp, nhưng thành phần doanh nghiệp này lại chưa xem trọng việc đầu tư phần mềm, nên mô hình chung chính bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm giảm đi cơ hội cạnh tranh của mình trên thương trường.

Nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp

Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa mặn mà với việc đầu tư phần mềm
1. Nguồn lực về tài chính còn hạn chế
Bài toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề khát vốn nhưng lại khó tiếp cận được vốn hỗ trợ, khả năng gánh chịu rủi ro của Doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp nên gây hạn chế nhiều cho hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì khát vốn cho nên việc muốn đầu tư, cải tiến công nghệ cũng bị hạn chế theo. Trong khi quy mô công ty còn nhỏ, nhân lực ít, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng hoàn toàn có thể quản lý hoạt động kinh doanh theo cách truyền thống vẫn đảm bảo hiệu quả.  Thế nhưng suy nghĩ trên của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam lại đang đi ngược với xu thế. Bởi vì để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, có thể giảm chi phí và tạo ra năng suất hiệu quả cao thì bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là phải đầu tư, có đầu tư thì lợi nhuận mới có thể gia tăng. Quan trọng doanh nghiệp phải lựa chọn được phần mềm phù hợp với năng lực tài chính và mục đích kinh doanh của mình. Đây quả là bài toàn khó cho doanh nghiệp.
2. Trình độ nhân sự đáp ứng cho việc đầu tư phần mềm còn yếu
Phần lớn Doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành từ hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của nhân viên vừa thiếu lại vừa yếu. Việc tiếp cận và sử dụng CNTT gặp nhiều khó khăn hơn. Trong khi đó nguồn lực về tài chình thì ít do đó việc đầu tư để phát triển, trình độ chuyên môn cho lực lượng nhân sự có chuyên môn cao cũng dường như là điều xa xỉ.
Hiểu được sự cần thiết của việc đầu tư phần mềm và sự khó khăn về tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Công ty Phần mềm Trí Tuệ (iSoftco) đã nghiên cứu và đưa ra thị trường giải pháp thuê phần mềm Điều hành doanh nghiệp và Quản lý Công trình iBom.



Gói thuê phần mềm iBom vẫn mang đầy đủ tính năng của hệ thống phần mềm iBom đang được thương mại hoá trên thị trường với 8 phân hệ đặc thù sau: Điều hành công việc, quản lý nhân sự, quản lý văn bản, quản lý kho, quản lý cung ứng, quản lý công trình, quản lý dự án đầu tư, quản lý tài sản. Doanh nghiệp được tự do lựa chọn các phần mềm tương ứng mà mình cần chứ không phải sử dụng tất cả hệ thống trên iBom. Doanh nghiệp cần những phần mềm nào, iSoftco sẽ tích hợp những phần mềm đó vào chung một hệ thống iBom cho doanh nghiệp dễ sử dụng, dễ quản lý.
Gói thuê phần mềm iBom sẽ có mức chi phí đầu tư thấp, theo số năm mà doanh nghiệp muốn sử dụng. Đặc biệt khi ứng dụng gói thuê phần mềm iBom, doanh nghiệp sẽ không phải tốn kém chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT, không cần phần cứng, không cần máy chủ; chỉ cần truy cập vào phần mềm thông qua trình duyệt Internet đã có sẵn trên máy tính cá nhân và sử dụng mọi lúc, mọi nơi.Thời gian triển khai hệ thống iBom nhanh chóng và có bộ phận hỗ trợ triển khai và đào tạo trong quá trình sử dụng.
Với gói thuê iBom này, doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa mức rủi ro có thể xảy ra trong việc đầu tư phần mềm trước khi quyết định đầu tư sang bản mua liscen vĩnh viễn.
Nếu bạn muốn sử dụng thử phiên bản đang thương mại hoá của iBom, vui lòng ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNG HẤP DẪN

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Bí quyết để trở thành nhà quản lý giỏi

“Luôn đặt con người ở vị trí số 1 và tôn trọng nhân viên chính là chìa khoá thành công của những nhà quản lý” theo  Thomas J Watson Jr. Như vậy điểm tạo nên sự khác biệt giữa những nhà quản lý giỏi với nhà quản lý thất bại chính là ở khả năng dùng người. Trong bài này, chúng ta cùng đi phân tích những khía cạnh trong việc dùng người thành công của người quản lý.
1. Đặt ra những kỳ vọng cho nhân viên
Nhân viên của bạn sẽ thực hiện công việc được tốt nếu họ biết được bạn đang kỳ vọng điều gì ở họ. Bạn đặt kỳ vọng cho họ có nghĩa họ thấy được bạn đánh giá cao năng lực của họ và họ phấn đấu để ghi điểm trong bạn cũng như là tạo cho họ có được một mục tiêu phấn đấu cao hơn trong công việc. Giúp họ ngày càng cải thiện được bản thân và thể hiện được những tố chất tiềm ẩn chưa được khai thác. Tuy nhiên việc đặt ra kỳ vọng cho nhân viên đòi hòi nhà quản lý phải có tầm nhìn, và là người hiểu về tính cách và những nguyện vọng của nhân viên để có thể xây dựng mục tiêu vừa đủ lớn, đủ xa cho nhân viên. Nếu bạn đặt kỳ vọng quá cao, khiến nhân viên của bạn không đủ năng lực thực hiện được thì chính bạn sẽ làm cho nhân viên thấy chán nản với công việc, với chính bản thân mình và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả đạt được của người nhân viên.
2. Đề cao tinh thần học hỏi, sáng tạo của nhân viên

Hãy để tất cả “bộ óc” trong nhóm làm việc của bạn cùng hoạt động và đưa ra các sáng kiến thay vì bạn là người đưa ra yêu cầu và nhân viên chỉ việc thực thi mệnh lệnh. Thật là nguy hiểm khi nhân viên của bạn làm việc như một cỗ máy, không dám đưa ra ý kiến của mình. Vì họ không được trao quyền chủ động cho nên họ ngại, sợ đưa ra ý kiến hoặc cũng có thể các ý kiến của họ nếu có đưa ra cũng bị phủ quyết ngay nên hình thành tâm lý để cho sếp quyết, mình là nhân viên chỉ việc làm theo.  Là một người quản lý giỏi bạn phải biết khích lệ và trao quyền cho nhân viên có thể nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình để đóng góp cho sự phát triển của cả nhóm hoặc doanh nghiệp.
3. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng sự thật
Hãy cùng nhau đồng ý với các deadline (thời hạn). Bạn và nhân viên của bạn phải cùng nhau đồng ý trên các deadline công việc. Hãy để nhân viên của bạn thành thật báo cáo họ cảm thấy sẽ không làm kịp, thay vì ép họ nhận các deadline. Bạn thà nghe sự thật để còn giải quyết chúng còn hơn là đến deadline mà trong tay bạn không có gì cả.
4. Cống hiến cho sự thành công và tinh thần của cả đội
Là một người Quản lý, thành công của bạn phụ thuộc rất lớn vào thành công của cả đội. Một người Quản lý giỏi là người biết quan tâm đến thành công của từng cá nhân trong đội của mình. Họ cũng quan tâm đến cảm xúc của cả đội và sẵn sàng bảo vệ, huấn luyện và khen thưởng họ. Họ hoàn thành tốt công việc bạn đã giao. Hãy cảm ơn họ và trao tăng phần thưởng cho họ. Phần thưởng ấy có thể không phải quá giá trị mà trị là thể hiện tình cảm, đánh giá năng lực của họ từ bạn mà thôi .Các thành viên trong đội biết được bạn quan tâm đến tinh thần và thành công của họ càng nhiều, họ càng sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn cho bạn, thậm chí làm thêm giờ và nỗ lực hơn nữa nếu cần.
5. Luôn là một hình mẫu chuẩn mực
Là một Quản lý giỏi thì bạn phải là hình mẫu chuẩn mực mà tất cả nhân viên đều mong muốn hướng tới. Chỉ những nhà Quản lý chuyên môn cao, có khả năng đưa ra quyết định, đồng thời am hiểu cách tiếp cận và tương tác với con người hiệu quả thì mới dễ được người khác coi trọng. Phải luôn lấy bản thân để làm gương, thẳng thắng tiếp thu những ý kiến đóng góp và đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào nhân viên của mình, tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời bản thân mình cũng phải thực sự đáng tin cậy và có trách nhiệm với tập thể.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin là để hỗ trợ chứ không phải để tự động hoá việc quản lý


Nhà lãnh đạo bình thường xem công nghệ thông tin là một phương tiện để tăng cường việc kiểm soát của nhà quản lý và giúp đề phòng những tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai. Những nhà quản lý này lắp đặt các hệ thống quản lý tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để loại bỏ khả năng ra quyết định của nhân viên.
Nhà lãnh đạo giỏi xem công nghệ là một phương tiện để giải phóng con người khỏi một số công việc thủ công, có nhiều thời gian để sáng tạo hơn và tập trung cho việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Và phần mềm Điều hành doanh nghiệp trực tuyến – iBom chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý tại bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vui lòng ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Nhìn nhận về hai thuật ngữ “Quản trị” và “Quản lý” Doanh nghiệp


Khi nhắc tới 2 thuật ngữ “Quản trị” và “Quản lý” đa số mọi người cho rằng đây là hai thuật ngữ song hành, có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên hai thuật ngữ “Quản trị” và “Quản lý” có những sự khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng phân tích, giúp cho phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ trên:

Nội dung
Quản trị
Quản lý
Định nghĩa
Nghệ thuật hoàn thành công việc/nhiệm vụ để đạt được mục đích được xác lập sẵn của cả tập thể
Xây dựng và định hướng các mục tiêu, kế hoạch, chính sách
Bản chất
Chức năng, chấp hành, thực thi kế hoạch
Chức năng ra quyết định
Quá trình
Quản lý quyết định ai và như thế nào
Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ
Chức năng
Động viên, huy động nguồn lực và kiểm soát quá trình
Lên kế hoạch bao trùm các cấp độ và thực hiện chức năng tổ chức tổng  thể
Cấp thẩm quyền
Cấp cao hoặc cấp trung
Cấp cao
Ngôn ngữ
Rất phổ biến trong doanh nghiệp
Hay gặp trong hệ thống chính phủ, quân đội, giáo dục, tổ chức tôn giáo
Ảnh hưởng
Các quyết định quản lý bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng  của những nhà quản trị
Các quyết định quản trị bị tác động bởi ý kiến xã hội, cộng đồng, chính sách lớn của hệ thống chính trị
Tình trạng
Đại diện cho chủ sở hữu doanh nghiệp
Chi phối người lao động trong tổ chức (những người được trả thù lao)

Như vậy tuỳ vào từng môi trường làm việc, tuỳ vào từng đối tượng người dùng  mà chúng ta có thể lựa chọn sử dụng hai thuật ngữ “Quản trị” và “Quản lý” cho phù hợp.  
Đối với doanh nghiệp, cả hai thuật ngữ trên đều rất quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cả doanh nghiệp.  Để hỗ trợ tốt cho công tác “Quản trị” và “Quản lý” doanh nghiệp, việc cần thiết là đưa ứng dụng phần mềm Điều hành doanh nghiệp vào sử dụng. Và phần mềm Điều hành Doanh nghiệp và Quản lý Công trình -  iBom là một sản phẩm quản lý doanh nghiệp tổng thể đã được hầu hết các doanh nghiệp đón nhận trên toàn quốc. Có thể trải nghiệm thử hệ thống phần mềm iBom bằng cách ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

5 phong cách lãnh đạo tiêu biểu trên thế giới

Đặc điểm văn hoá, xã hội chính là yếu tố tác động mạnh nhất để hình thành nên các phong cách lãnh đạo đặc thù của mỗi quốc gia. Dưới đây, là một số chia sẻ về phong cách lãnh đạo khác biệt trên thế giới

Phong cách lãnh đạo tiêu biểu

1. Mỹ
Các nhà quản lý người Mỹ quyết đoán, năng động, hướng đến mục tiêu và kết quả, tự tin ôi nổi, lạc quan và sẵn sàng thay đổi. Họ cũng có thể làm việc theo nhóm tuân thủ tính doanh nghiệp nhưng họ vẫn đánh giá cao hơn sự tự do cá nhân. Quan tâm hàng đầu của họ là phát triển sự nghiệp của bản thân mình.
2. Pháp
Ở quốc gia này, quyền lực thường tập trung trong tay tổng giám đốc điều hành. Nhìn chung, các nhà quản lý luôn tự xem họ là những nhà lãnh đạo được đánh giá cao trong xã hội.
3. Đức
Các nhà quản lý Đức thường cố gắng xây dựng một hệ thống hoàn hảo. Họ làm việc kéo dài trong nhiều giờ, tuân thủ nghiêm túc các luật lệ và luôn cố gắng hành xử công bằng.
4. Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các ý tưởng thường được xuất phát từ các công xưởng hay từ những nhân viên cấp thấp. Các đề xuất, ý kiến và phát minh đều phải trải qua một quy trình mang tính hệ thống và phải có được chữ ký của các công nhân và các nhà quản lý cấp trung.
5. Úc
Các nhà quản lý Úc khá hiệu quả khi họ “ngồi trong vòng tròn với các cộng sự (mates)”. Họ cũng tạo ra ảnh hưởng nhiều hơn bằng những lời phê bình, chỉ trích có tính hài hước.
Quản lý doanh nghiệp hiệu quả luôn là bài toán trăn trở của các nhà lãnh đạo. Xin giới thiệu tới các bạn hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp iBom sẽ là người bạn đáng tin cậy trên mỗi bước đường thành công. Có thể trải nghiệm thử phần mềm iBom bằng cách ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Phần mềm quản lý doanh nghiệp iBom – Sự lựa chọn thông minh và tối ưu với doanh nghiệp Việt hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, các công ty luôn muốn tìm nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí, tăng hiệu suất làm việc và tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của mình. Việc ứng dụng các phần mềm để tối ưu hóa công tác quản trị, điều hành đồng thời tiết giảm chi phí, tăng hiệu suất làm việc và điều hành để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khủng hoảng là vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư.
iBom - phần mềm quản lý doanh nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhằm đáp ứng mong muốn tái cơ cấu và phát triển của mình. iBom được cho là dễ dàng sử dụng bởi tính đơn giản, thiết kế khoa học, tính ứng dụng cao của phần mềm và hỗ trợ tốt trên tất cả các loại giao diện Web, Mobile, iPad,... iBom, phần mềm được phát triển bởi Công ty Phần mềm Trí tuệ iSoftco, là một giải pháp hoàn hảo cho sự lựa chọn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Kiến trúc tổng thể phần mềm iBom

iBom là một giải pháp công nghệ có bước đột phá cao vì:
- Đáp ứng hoàn toàn các bài toán về nghiệp vụ quản lý trong doanh nghiệp;
- Kết nối công việc và dữ liệu của các phòng ban, các công trình/dự án từ khắp mọi nơi để tạo thành hệ quản trị và điều hành tổng thể với dữ liệu thống nhất.
- iBom vận hành theo quy trình nhưng lại mềm dẻo để thích ứng với mô hình quản lý thực tế của từng doanh nghiệp.
- Theo xu hướng công nghệ, phần mềm đã được nâng cấp với giao diện mobile và ứng dụng mobile, giúp thực hiện một số công tác thường xuyên từ công trường và giúp người quản lý dễ dàng kiểm soát, điều hành công việc trong khi di chuyển công tác.
- Có thể kết hợp với hệ thống ứng dụng khác như máy chấm công, server
- Có sự liên kết tổng công ty, công ty mẹ con trong cùng một mô hình.
iBom thực sự mang đến cho các doanh nghiệp/tổ chức một công cụ quản lý và điều hành trực quan, thông minh, không giới hạn về quy mô, không gian và thời gian. Những sản phẩm phần mềm và CNTT mang thương hiệu Việt như thế này không chỉ mang lại những giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp, mà còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành xây dựng trong tương lai